- ›
- Luật giao thông
- ›
- Quy định xử phạt lái xe ô tô: Chạy ngược chiều, có nồng độ cồn và sử dụng điện thoại 2020
Quy định xử phạt lái xe ô tô: Chạy ngược chiều, có nồng độ cồn và sử dụng điện thoại 2020
Lái xe ô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc bị xử phạt mức nào ? Lái xe ô tô có nồng độ cồn phạt bao nhiêu ? Lái xe ô tô cần mang theo giấy tờ gì ? Lái xe ô tô có được đeo tai nghe không ? Có được sử dụng điện thoại không ?…
Và còn rất nhiều thắc mắc khác liên quan tới quy định xử phạt lái xe ô tô không chấp hành luật giao thông đường bộ. Đây đều là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người bởi vì nếu không nắm kỹ sẽ rất dễ khiến bạn bị phạt tiền, thậm chí bị thu giữ giấy phép lái xe, tước quyền sử dụng bằng lái xe.
Chắc hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi thật sự khó khăn để có thể nắm đầy đủ và chính xác các quy định mới nhất của Luật giao thông. Bởi vì có thể đã có thay đổi bổ sung từ Luật mà bạn chưa kịp thời nắm dẫn tới những hiểu lầm tai hại sau này.
Nhưng hóa ra việc cập nhật những quy định mới nhất của Luật giao thông không khó như bạn nghĩ !
Những gì bạn cần làm chính là đọc thật kỹ những cập nhật thông tin liên quan tới luật giao thông đường bộ mới nhất mà tôi sẽ chia sẻ ngay sau đây.
Trong bài viết này, tôi sẽ đi giải đáp 7 thắc mắc rất nhiều người quan tâm hiện nay về quy định xử phạt các hành vi vi phạm Luật giao thông
Nghe thật thú vị đúng không ? Nếu bạn muốn biết nhiều hơn, tất cả những gì bạn phải làm là đọc tiếp phần bên dưới!
1. Lái xe ô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc bị xử phạt mức nào ?
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi lái xe ô tô đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” được quy định như sau:
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
- Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (Điểm c khoản 5 Điều 5). Bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 – 04 tháng (Điểm c khoản 11 Điều 5).
- Phạt tiền từ 10 -12 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 (Điểm a khoản 7 Điều 5).
- Phạt tiền từ 16 -18 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (Điểm a khoản 8 Điều 5).
Bị tước quyền sử dụng GPLX từ 05 – 07 tháng (Điểm đ khoản 11 Điều 5).
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (Khoản 5 Điều 6).
Bị tước quyền sử dụng GPLX từ 01 – 03 tháng (Điểm b khoản 10 Điều 6).
Phạt tiền từ 4 – 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều 6 (Điểm b khoản 7 Điều 6).
Bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 – 04 tháng (Điểm c khoản 10 Điều 6).
Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 7 và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (Điểm c khoản 4 Điều 7).
Bị tước quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 – 03 tháng (Điểm a khoản 10 Điều 7).
Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều 7 (Điểm a khoản 7 Điều 7).
Bị tước quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 – 04 tháng (Điểm b khoản 10 Điều 7).
Phạt tiền từ 10 -12 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc (Điểm a khoản 8 Điều 7).
Bị tước quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 05 – 07 tháng (Điểm c khoản 10 Điều 7).
Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác:
Phạt tiền từ 200 – 300 trăm nghìn đối với người điều khiển xe đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều” (Điểm c khoản 3 Điều 8).
2. Lái xe ô tô có nồng độ cồn phạt bao nhiêu
Mức xử phạt với hành vi lái ô tô có nồng độ cồn, khi lái xe ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn bị xử phạt theo quy định tại Khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019:
Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở | Loại phương tiện | |||
Xe máy | Xe ô tô | Xe đạp | Máy kéo, xe máy chuyên dùng | |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở |
Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6) Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6) |
Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5) Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5) |
Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. (Điểm q Khoản 1 Điều 8) |
Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 7) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm d Khoản 10 Điều 7) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở |
Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6) Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6) |
Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5) Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5) |
Phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng. (Điểm e Khoản 3 Điều 8) |
Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm b Khoản 7 Điều 7) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 7) |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở |
Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6) Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6) |
Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5) Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5) |
Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. (Điểm c Khoản 4 Điều 8) |
Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm a Khoản 9 Điều 7) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 7) |
Đặc biệt: Người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên. Khi phương tiện bị tạm giữ, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.
3 Lái xe ô tô cần mang theo giấy tờ gì ?
Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, người lái xe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải mang theo những giấy tờ sau:
- Đăng ký xe;
- Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển, còn thời hạn;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Riêng đối với xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Bên cạnh việc lái xe ô tô cần mang theo giấy tờ gì vừa được tôi trình bày bên trên thì Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định các điều kiện cần có ở người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:
- Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải có đầy đủ sức khỏe và độ tuổi đúng theo quy định, bắt buộc phải có giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Đối với những ai đang tham gia tập lái thì phải bắt buộc thực hành trên các phương tiện tập lái và phải có giáo viên hướng dẫn đi kèm.
4 Mức phạt đối với lái xe thiếu giấy tờ khi tham gia giao thông ?
Tùy vào loại giấy tờ, người tham gia giao thông sẽ bị phạt theo nội dung sau đây:
STT | Lỗi | Loại phương tiện | |
Xe máy | Ô tô | ||
1 | Không mang đăng ký xe | 100.000 – 200.000 đồng | 200.000 – 400.000 đồng |
2 | Không có đăng ký xe | 300.000 – 400.000 đồng | 02 – 03 triệu đồng |
3 | Không mang Giấy phép lái xe | 100.000 – 200.000 đồng | 200.000 – 400.000 đồng |
4 | Không có Giấy phép lái xe | 800.000 – 1,2 triệu đồng | 04 – 06 triệu đồng |
5 | Không có hoặc không mang bảo hiểm | 100.000 – 200.000 đồng | 400.000 – 600.000 đồng |
6 | Không mang theo Giấy kiểm định | Không có lỗi này | 200.000 – 400.000 đồng |
7 | Không có Giấy kiểm định hoặc có nhưng đã hết hạn | Không có lỗi này | 02 – 06 triệu đồng |
Lưu ý: Ngoài bị phạt tiền, một số lỗi như không có đăng ký xe, không có tem kiểm định… sẽ bị tạm giữ phương tiện.
Quy định mới của Nghị định 100/2019/NĐ-CP áp dụng cho những người đang mua xe ô tô trả góp hoặc đem xe thế chấp tại các tổ chức tín dụng: Từ 01/01/2020, trường hợp Giấy đăng ký xe bị ngân hàng giữ thì khi bị kiểm cảnh sát kiểm tra giấy tờ, người điều khiển phương tiện cần xuất trình cùng lúc 2 loại giấy tờ sau:
- Bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe.
- Bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực.
Trường hợp chỉ xuất trình được bản sao đăng ký xe mà không có bản gốc Giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng vẫn bị xử phạt lỗi không mang theo Giấy đăng ký xe với mức phạt từ 100.000 – 400.000 đồng.
Nếu làm thất lạc bằng lái xe thì cần làm thủ tục đề nghị cấp lại bằng lái xe ô tô bị mất càng sớm càng tốt.
5. Lái xe ô tô có được đeo tai nghe không ?
Tôi sẽ giải đáp thắc Lái xe ô tô có được đeo tai nghe không cùng với các thắc mắc tương tự như Sử dụng tai nghe để nghe nhạc khi lái xe có bị xử phạt không? Dùng tai nghe khi đang điều khiển ô tô có bị xử phạt hay không? Sử dụng tai nghe để nghe nhạc khi lái xe có bị xử phạt không? Đeo tai nghe khi đang tham gia giao thông bị xử phạt thế nào? như sau:
Nghị định 100/2019/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 30/12/2019 thay thế Nghị định 46 đã tăng mạnh mức phạt với nhiều hành vi vi phạm an toàn giao thông.
Với ô tô: Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường bị phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng (trước đây chỉ phạt từ 600.000 – 800.000 đồng);
Với xe máy: Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh trừ thiết bị trợ thính thì bị phạt tiền từ 600.000 – 01 triệu đồng, tăng gấp 05 lần so với trước đây (trước đây chỉ phạt từ 100.000 – 200.000 đồng). Đồng thời, người vi phạm còn bị tước Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
Với xe đạp, xe đạp máy kể cả xe đạp điện: Sử dụng ô (dù), điện thoại di động, chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù) bị phạt từ 80.000 – 100.000 đồng (trước đây là 50.000 – 60.000 đồng);
Tóm lại: Nghị định 100/2019/NĐ-CP KHÔNG CÓ QUY ĐỊNH về mức phạt đối với người điều khiển xe ô tô sử dụng tai nghe hay thiết bị âm thanh. Vì vậy, hành vi điều khiển ô tô sử dụng tai nghe sẽ không bị xử phạt.
6. Thò tay vào túi lấy điện thoại khi tham gia giao thông có bị xử phạt ?
Dù bạn không dùng điện thoại để nhắn tin hay gọi điện nhưng tại thời điểm cảnh sát yêu cầu dừng xe thì bạn đang cầm điện thoại trong tay. Do đó, cảnh sát giao thông hoàn toàn có quyền xử phạt người lái xe theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP vừa được DailyXe trình bày trong câu hỏi 5 bên trên.
7. Người ngồi sau xe máy có được sử dụng điện thoại không?
Luật giao thông đường bộ năm 2008 chỉ mới yêu cầu người ngồi sau xe máy phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách. Đồng thời Luật hiện hành cũng không có quy định cấm người ngồi sau xe máy sử dụng điện thoại.
Tóm lại: Người ngồi sau xe máy được phép sử dụng điện thoại.
Như bạn thấy đấy, việc hiểu rõ luật giao thông về quy định và mức xử phạt sẽ giúp người tham gia giao thông tránh được những sai phạm về sau. Hy vọng với 7 thắc mắc trên mà DailyXe tổng hợp và giải đáp sẽ thật sự hữu ích đến bạn !