- ›
- Luật giao thông
- ›
- Quy định chở hàng xe bán tải ? Sự thật nhiều dòng xe tải và bán tải không được coi là xe con từ 1/7/2020 ?
Quy định chở hàng xe bán tải ? Sự thật nhiều dòng xe tải và bán tải không được coi là xe con từ 1/7/2020 ?
Xe bán tải (xe pick-up) chở hàng hóa thế nào để không bị phạt? Xe bán tải chở hàng được bao nhiêu kg ? Xe bán tải chở hàng cao bao nhiêu ? Xe bán tải được chở hàng dài bao nhiêu ? Quy cách chở hàng xe bán tải ? Xe bán tải được chở hàng như thế nào ? Kích thước chở hàng xe bán tải ? Xe bán tải chở hàng trong khoang hành khách có bị phạt ?
Đây đều là các câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người bởi vì nếu không nắm kỹ sẽ khiến bạn có nguy cơ bị xử phạt nặng, bị tước giấy phép lái xe, thậm chí bị thu giữ phương tiện.
Chắc hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng thật sự khó khăn để có thể nắm đầy đủ và chính xác các quy định mới nhất về Luật giao thông. Bởi vì có thể đã có thay đổi bổ sung từ Luật mà bạn chưa kịp thời nắm dẫn tới những hiểu lầm tai hại sau này.
Nhưng hóa ra việc cập nhật những quy định mới nhất liên quan Luật giao thông đường bộ không khó như bạn nghĩ !
Những gì bạn cần làm chính là đọc thật kỹ những cập nhật thông tin liên quan tới luật chở hàng xe bán tải nói riêng và quy định xe ô tô chở hàng nói chung. Đặc biệt, ở phần cuối bài viết, tôi sẽ trình bày thông tin được rất nhiều người quan tâm trong suốt thời gian qua về việc nhiều dòng xe tải, bán tải không còn được coi là xe con từ 1/7/2020 ?
Nếu bạn muốn biết nhiều hơn về chủ đề mức phạt ô tô chở quá tải, tất cả những gì bạn phải làm là đọc tiếp phần bên dưới!
Xe bán tải chở hàng hóa thế nào để không bị phạt?
Xoay quanh chủ đề quy định xe bán tải chở hàng hóa, nhận được rất nhiều sự quan tâm của những ai đang sử dụng dòng xe này. Rất nhiều câu hỏi liên quan tới chủ đề xe pick-up chở hàng hóa như:
Xe bán tải chở hàng được bao nhiêu kg ? Xe bán tải chở hàng cao bao nhiêu ? Xe bán tải được chở hàng dài bao nhiêu ? Chiều cao chở hàng xe bán tải ? Quy cách chở hàng xe bán tải ? Xe bán tải được chở hàng cao bao nhiêu ? Xe bán tải được chở hàng như thế nào ? Xe bán tải được phép chở hàng cao bao nhiêu ? Luật chở hàng xe bán tải ? Kích thước chở hàng xe bán tải ? Xe bán tải chở được bao nhiêu kg ?
Để giải đáp cho chủ đề trên cần căn cứ vào giới hạn chiều cao và chiều dài xếp hàng hóa của xe được quy định tại Thông tư 46/2015/TT-BGTVT.
Cụ thể, Điều 18 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định đối với xe tải thùng hở, hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao của thùng xe phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ. Chiều cao xếp hàng hóa cho phép không vượt quá chiều cao quy định dưới đây, tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên:
- Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ năm tấn trở lên (ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): Chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,2 m.
- Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới năm tấn (ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): Chiều cao xếp hàng hóa không quá 3,5 m.
- Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn (ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): Chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8 m.
Về chiều dài hàng hóa khi chở, Điều 19 Thông tư 46 quy định chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ thiết kế của xe và không lớn hơn 20 m.
Tóm lại, để đảm bảo không bị phạt lỗi xe bán tải chở hàng cồng kềnh thì cần căn cứ vào khối lượng hàng hóa chuyên chở ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe để xác định chiều cao và chiều dài hàng hóa được phép chở.
Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 24 Nghị định 46/2016/NDD-CP quy định phạt tiền 2-3 triệu đồng đối với hành vi chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe tải. Không chỉ bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ một tháng đến ba tháng.
Cần chú ý ttheo Quy chuẩn 41:2016/BGTVT thì xe tải là ô tô để chở hàng hoặc thiết bị chuyên dùng có khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 1,5 tấn trở lên.
Do đó, xe bán tải có khối lượng chuyên chở cho phép từ 1,5 tấn trở lên mà chở hàng hóa vượt quá giới hạn chiều cao cho phép sẽì bị phạt tiền 2-3 triệu đồng.
Xe bán tải chở hàng trong khoang hành khách có bị phạt ?
Việc xếp hàng hóa trên xe ô tô hay mức xử phạt ô tô chở hàng trong khoang hành khách, xe bán tải chở hàng trong khoang hành khách bị phạt thế nào ? Cần căn cứ vào Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người điều khiển phương tiện ô tô lưu thông trên đường phải chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
Việc xếp hàng hóa trên xe phải tuân thủ Điều 20 Luật Giao thông đường bộ 2008:
- Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng hóa trên mặt đường và không cản trở việc điều khiển xe.
- Khi xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau xe thì ban ngày phải có cờ báo hiệu màu đỏ, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn đỏ báo hiệu.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ.
Điểm đ, Khoản 3, Điều 23 của Nghị định 171/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt quy định:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Sắp xếp chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách;
Như vậy, việc các phương tiện vận tải như ô tô khách mà chở hàng hóa trong khoang chở hành khách là một trong những hành vi vi phạm quy định pháp luật. Chủ xe phải chịu xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 800.000 đồng.
Vì quá trình xe ô tô khách lưu thông trên đường, có thể gặp chướng ngại vật, sự cố. Khi xe phanh gấp có thể hàng hóa đó lăn, đập vào người hành khách gây hậu quả khôn lường.
Từ 1/7, nhiều dòng xe bán tải, xe tải không còn được coi là xe con
Quy định mới về khối lượng chuyên chở khiến một số mẫu ô tô tải hạng nhỏ, xe bán tải không còn được coi là xe con, dẫn đến việc bị cấm vào khu vực nội đô theo khung giờ.
Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN:41/2019 có hiệu lực thi hành từ ngày mai (1/7), sửa đổi quy định về cách định nghĩa xe con và xe tải so với quy chuẩn 41/2016 đang áp dụng.
Thay đổi định nghĩa về các loại xe
Theo đó, quy chuẩn mới quy định: xe con là xe ô tô được xác định theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, để chở người không quá 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái).
Tuy nhiên, quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2020, các dòng xe bán tải, xe van có khối lượng chuyên chở cho phép từ 950 kg trở lên sẽ được coi là xe tải và tuân theo các quy định về khung giờ cấm hoạt động tại các khu vực đông dân cư tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Đối với quy chuẩn cũ, cùng là xe bán tải, tải van nhưng những xe có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1.500 kg được coi là xe con. Do đó, định nghĩa cũ và mới khác nhau ở khối lượng hàng chuyên chở, giới hạn từ 1.500 kg về 950 kg.
Ví dụ, cùng là dòng xe bán tải Ford Ranger phiên bản XLS thì trước ngày 1/7 đều được xem là xe con. Nhưng nếu căn cứ quy chuẩn mới, có đời được tính là xe con, có đời bị tính là xe tải.
Cụ thể, Ford Ranger phiên bản XLS sản xuất năm 2013 có khối lượng chuyên chở cho phép là 991 kg, đời 2015 là 957 kg, sẽ không được xem là xe con khi tham gia giao thông kể từ 1/7. Trong khi đó mẫu xe sản xuất năm 2016, có khối lượng chuyên chở cho phép là 827 kg, vẫn được xem là xe con theo quy chuẩn mới.
Chính vì sự thay đổi này đã làm cho một số mẫu xe bán tải, như đã ví dụ ở trên, không còn được đi vào một số tuyến đường cấm xe tải, đường hạn chế hoạt động theo khung giờ tại các khu vực đông dân cư tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, vì từ ngày 1/7 đã bị coi là xe tải.
Xe bán tải, xe van cỡ nhỏ ít bị ảnh hưởng
Quy định mới này không ảnh hưởng đến các mẫu xe bán tải phổ thông đang lưu hành tại thị trường Việt Nam vì đa phần các mẫu xe bán tải như Ford Ranger, Mazda BT-50, Toyota Hilux, Mitsubishi Triton hay Chevrolet Colorado… đều có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 950 kg.
Các dòng xe van cỡ siêu nhỏ, kiểu dáng như xe con, cũng không có thay đổi. Những mẫu xe tiêu biểu như Kia Morning Van, Chevrolet Spark Van… thường có khối lượng chuyên chở không quá 300 kg.
Xe tải nhẹ có sự phân chia mới
Nếu như trước đây, ranh giới phân tách xe tải nhẹ với xe tải lớn là 1,5 tấn, nhưng kể từ ngày 1/7 thì con số này có thể chuyển về 950 kg do chịu ảnh hưởng bởi quy định mới.
Vì vậy, một số xe tải van nhỏ, xe tải siêu nhẹ tiếp tục được coi là xe con như Suzuki Super Carry Van, Super Carry Pro… do đều có tải trọng dưới 950 kg.
Trong khi đó các dòng xe tải, xe tải van của Dongben, Thaco Towner trước đây đều được coi như xe con thì kể từ 1/7 sẽ khác. Trong đó, các mẫu Thaco Towner 800, 990 hay Dongben T30 do có khối lượng chuyên chở trên 950 kg nên sẽ được coi là xe tải, sẽ bị giới hạn trên một số tuyến phố, cấm theo khung giờ…
Nhà sản xuất đã thiết kế phương tiện ô tô chở khách là để chở khách. Khi các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải, chủ xe cũng như tài xế vì lợi nhuận chở thêm hàng hóa trong khoang chở khách sẽ không đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường… có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của hành khách trên xe.
Do đó, xe ô tô chở khách mà lại chở thêm hàng hóa trong khoang chở hành khách khi lưu thông trên đường mà bị lực lượng cảnh sát giao thông kiểm tra, nếu phát hiện ra hành vi này thì phải chịu xử lý theo quy định pháp luật.
Hy vọng với những chia sẻ mà DailyXe đem đến trong bài viết này sẽ thật sự hữu ích với bạn !