- ›
- Kinh nghiệm lái xe
- ›
- Những dịch vụ chỉ ‘phí tiền’ nếu tài xế không xem xét cẩn thận
Những dịch vụ chỉ ‘phí tiền’ nếu tài xế không xem xét cẩn thận
Phủ Ceramic
Phủ ceramic hay còn gọi phủ sứ, mem gốm hay thủy tinh. Phủ caramic bản chất là phủ nano, tất cả các công nghệ phủ hiện nay như phủ ceramic hay phủ kính (glass coating) đều được phát triển từ công nghệ phủ Nano.
Trong đó, ceramic là công nghệ tiên tiên được phát triển vượt bậc từ công nghệ nano, nó có cấu trúc bền vững, cứng cáp và chắc chắn hơn phủ nano. Do vậy, ceramic có thể hạn chế được trầy xước tốt, đây chính là điểm khác biệt của phủ ceramic với phủ nano. Khi phủ sơn ceramic chúng ta sẽ thấy được độ bóng của xe được cải thiện rõ rệt, đồng thời làm mất đi những vết xước cũ khiến xe trông có vẻ mới hơn.
Người mua nên chọn cơ sở phủ sơn ceramic uy tín và có kỹ thuật viên lành nghề.
Tuy nhiên, chúng ta cần biết là hầu hết các loại sơn phủ ceramic trên thị trường ô tô hiện nay là loại sơn có nguồn gốc SiO2 và các hãng sản xuất cũng thay đổi công thức hóa học cho các kiểu khí hậu khác nhau nên chất lượng sơn cũng sẽ thay đổi.
Hơn nữa, nếu các nhân viên kỹ thuật có tay nghề kém hoặc sử dụng các loại sơn không có nguồn gốc xuất xứ sẽ chỉ khiến xe trong có vẻ mới được một thời gian, sau đó chất lượng chất lượng sơn sẽ xuống cấp và “mèo lại hoàn mèo”.
Theo một chủ dịch vụ cho biết: “Hầu hết mọi người bị đánh lừa phủ dỏm, làm hư sơn và bong tróc. Dịch vụ chính hãng phủ như 1 chiếc VinFast Lux SA chẳng hạn, gói thấp nhất cũng từ 10-20 triệu. Dịch vụ này phải làm thủ công, tốn nhân lực từ 2-3 người và cũng phải 2-3 ngày mới xong, nên không có chuyện là phủ nano trong 1 ngày là xong”.
Xem thêm: Khi nào cần đem xe đi đại tu động cơ và chi phí hết bao nhiêu?
Sơn phủ gầm với mục đích chống ồn
Hầu hết các mẫu xe xuất xưởng đều được sơn tĩnh điện, thậm chí nhiều vị trí nhà sản xuất đã sử dụng một chất keo đặc biệt để chống gỉ. Vì vậy, nhiều người đặt câu hỏi: “Liệu có cần thiết phải sơn thêm một lớp sơn phủ gầm và lớp sơn này có tác dụng chống ồn như lời truyền miệng?”.
Sơn phủ gầm không có tác dụng chống ồn.
Tác dụng chính của việc sơn phủ gầm là: Thứ nhất, lớp sơn phủ gầm có tác dụng tránh nước văng vào gầm xe, điều này giúp xe chống rỉ và chống ẩm. Thứ hai, tránh đất đá và các dị vật trong quá trình di chuyển có thể văng vào làm xước sơn và gia tăng tuổi thọ của hệ thống gầm xe.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc bảo dưỡng ô tô cho biết, việc sơn phủ gầm không có tác dụng chống ồn, việc làm này chỉ có tác dụng bổ sung thêm một lớp sơn giúp tăng tuổ
i thọ hệ thống của gầm và bảo vệ các chi tiết khỏi hoen gỉ, hư hỏng.Có thể bạn quan tâm: Những phụ kiện không nên lắp đặt nếu không muốn bị từ chối đăng kiểm!
Nâng cấp phiên bản xe
Nhiều chủ xe bổ sung thêm các option để trông giống xe sang nhưng việc làm này tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Hiện nay, các chủ xe thường mua các bản thấp rồi tự độ các chi tiết và cơ cấu vận hành giống bản cao cấp bất chấp những rủi ro đi kèm. Theo lời khuyên của những chủ xe giàu kinh nghiệm, tài xế tốt hơn hết là nên mua bản cao ngay từ đầu.
Còn hơn việc mua bản cũ rồi phải bỏ ra mấy trăm triệu để độ cho giống phiên bản mới. Bởi việc độ như vậy sẽ thay đổi kết cấu, phá vỡ sự nguyên bản của nhà sản xuất sẽ dẫn tới nhiều hậu quá không thể lường trước như gây mất an toàn cũng như khó khăn hơn trong việc đăng kiểm.
(Nguồn ảnh: Internet)