• Luật giao thông
  • Lỗi không đội mũ bảo hiểm: Mức phạt theo Nghị định 100/2019

Lỗi không đội mũ bảo hiểm: Mức phạt theo Nghị định 100/2019


Phạt không đội mũ bảo hiểm bao nhiêu tiền ? Xử phạt đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách như thế nào ? Mức phạt đội mũ bảo hiểm không cài quai ? Nghị định 100 phạt không đội mũ bảo hiểm ? Đội mũ bảo hiểm thời trang có bị phạt ? Xử phạt trẻ em không đội mũ bảo hiểm ? 2 người không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu ?

Và còn rất nhiều thắc mắc khác liên quan tới lỗi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm. Đây đều là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người bởi vì nếu không nắm kỹ sẽ khiến bạn có nguy cơ bị xử phạt nặng, bị tước giấy phép lái xe, thu giữ phương tiện và nghiêm trọng nhất là gây tai nạn giao thông.

Chắc hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng thật sự khó khăn để có thể nắm đầy đủ và chính xác các quy định mới nhất về Luật giao thông. Bởi vì có thể đã có thay đổi bổ sung từ Luật mà bạn chưa kịp thời nắm dẫn tới những hiểu lầm tai hại sau này.

Nhưng hóa ra việc cập nhật những quy định mới nhất liên quan Luật giao thông đường bộ không khó như bạn nghĩ !

Những gì bạn cần làm chính là đọc thật kỹ những cập nhật thông tin liên quan tới phí phạt không đội mũ bảo hiểm, quy định xử phạt không đội mũ bảo hiểm, phạt người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm sai chuẩn sẽ bị phạt…

Tất cả những nội dung này sẽ được tôi cập nhật theo nghị định 100/2019 mới nhất có hiệu lực từ 01-01-2020.

Nghe thật thú vị đúng không ? Nếu bạn muốn biết nhiều hơn, tất cả những gì bạn phải làm là đọc tiếp phần bên dưới!

Nghị định 100/2019 có hiệu lực từ 01/01/202, đã có thay đổi về mức phạt đối với lỗi không đội mũ bảo hiểm.

Đối tượng phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Theo Nghị định 100, những đối tượng sau đây tham gia giao thông bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm:

  • Người điều khiển mô tô, xe gắn máy;
  • Người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện;
  • Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện.

Đặc biệt, Nghị định 100 phạt không đội mũ bảo hiểm này đã loại trừ xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm trong những trường hợp sau:

  • Chở người bệnh đi cấp cứu;
  • Chở trẻ em dưới 06 tuổi;
  • Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

*** Đọc thêm các loại vạch kẻ đường và ý nghĩa của nó để tránh bị phạt khi lái xe

Khi tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm
Khi tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm

Đối tượng sẽ bị xử phạt khi không đội mũ bảo hiểm?

Người điều khiển mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện sẽ bị xử phạt nếu:

  • Bản thân không đội mũ bảo hiểm;
  • Chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm.

Người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện sẽ bị xử phạt khi bản thân họ không đội mũ bảo hiểm.

Vì vậy, đối với thắc mắc 2 người không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu thì nếu người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm thì cả người ngồi sau và người cầm lái đều bị phạt. Do đó, nếu chỉ có 01 mũ bảo hiểm thì nên để cho người ngồi sau đội để nếu Cảnh sát giao thông xử phạt thì chỉ phạt người ngồi trước lỗi không đội mũ bảo hiểm.

Xử phạt tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm
Xử phạt tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm

Khi nào đội mũ bảo hiểm vẫn bị xử phạt?

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện và các loại xe tương tự có đội mũ bảo hiểm nhưng vẫn có nguy cơ bị xử phạt như lỗi không đội mũ bảo hiểm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đội mũ bảo hiểm không cài quai hoặc cài quai sai quy cách (được xếp chung với nhóm xử phạt đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách)
  • Mũ bảo hiểm không phải loại dành cho mô tô, xe máy.
Đội mũ bảo hiểm sai quy định vẫn bị xử phạt
Đội mũ bảo hiểm sai quy định vẫn bị xử phạt

Mức phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm

Phạt không đội mũ bảo hiểm bao nhiêu tiền ? Tôi sẽ giải đáp thắc mắc đó thông qua Nghị định 100/2019 quy định mức phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm đã tăng đáng kể so với Nghị định 46/2016/NĐ-CP trước đây.

Cụ thể như sau:

STT Đối tượng bị xử phạt Mức phạt theo NĐ 46 (đã hết hiệu lực) Mức phạt theo NĐ 100 (đang có hiệu lực)
1 Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy 100.000 – 200.000 đồngg 200.000 – 300.000 đồng
2 Người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện 100.000 – 200.000 đồng(xe đạp điện không bị phạt theo NĐ 46) 200.000 – 300.000 đồng
3 Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện 100.000 – 200.000 đồng(xe đạp điện không bị phạt theo NĐ 46) 200.000 – 300.000 đồng

Đội mũ bảo hiểm thời trang có bị phạt ?

Căn cứ vào Điểm i, Điểm k Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt:

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

Đặc biệt, quy định về mũ bảo hiểm đạt chuẩn là như thế nào được thế hiện cụ thể trong – Văn bản hợp nhất 18/VBHN-BKHCN năm 2015 hợp nhất Quyết định ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” của Bộ Khoa học và Công nghệ.

“1.4. Phân loại

1.4.1. Theo vùng che phủ, mũ được chia thành ba loại sau :

  • Mũ che nửa đầu: Mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ;
  • Mũ che cả đầu và tai: Mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng chẩm và vùng tai của người đội mũ;
  • Mũ che cả đầu, tai và hàm: Mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng chẩm, vùng tai và cằm của người đội mũ.

Các loại mũ có thể có kính che hoặc không có kính che.

1.4.2. Theo chu vi vòng đầu, mũ được chia thành ba nhóm cỡ sau:

  • Nhóm cỡ nhỏ: Mũ có chu vi vòng đầu nhỏ hơn 500 mm;
  • Nhóm cỡ trung: Mũ có chu vi vòng đầu từ 500 mm đến nhỏ hơn 520 mm;
  • Nhóm cỡ lớn: Mũ có chu vi vòng đầu từ 520 mm trở lên.

2. Quy Định Kỹ Thuật

2.1. Cấu tạo

Cấu tạo cơ bản của mũ theo Hình 1. Mũ phải có các bộ phận sau:

  • Vỏ mũ;
  • Lớp đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ);
  • Quai đeo.

2.2. Yêu cầu kỹ thuật

2.2.1. Mũ phải được sản xuất bằng các vật liệu không gây ảnh hưởng có hại đến da và tóc của người sử dụng.

2.2.2. Khối lượng của mũ, kể cả các bộ phận kèm theo, không được lớn hơn:

2.2.2.1. Đối với loại che cả đầu, tai và hàm:

  • Mũ cỡ lớn: 1,5 kg;
  • Mũ cỡ trung và cỡ nhỏ: 1,2 kg.

2.2.2.2. Đối với loại che cả đầu, tai và loại che nửa đầu:

  • Mũ cỡ lớn: 1,0 kg;
  • Mũ cỡ trung và cỡ nhỏ: 0,8 kg.

2.2.3. Bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận lắp vào mũ phải nhẵn, không có vết nứt, không có gờ và cạnh sắc. Không được sử dụng đinh tán, bu lông, đai ốc, khóa quai đeo có các gờ và cạnh nhọn, sắc. Đầu đinh tán, bu lông không được cao hơn 2 mm so với bề mặt phía ngoài của vỏ mũ.

2.2.4. Vỏ mũ và lớp đệm hấp thụ xung động phải che chắn được phạm vi cần bảo vệ trên dạng đầu thử tương ứng khi kiểm tra theo mục 4 của Phụ lục của Quy chuẩn này.

2.2.5. Mũ phải chịu được va đập và hấp thụ xung động khi thử nghiệm theo mục 5 của Phụ lục của Quy chuẩn này. Sau khi thử, vỏ mũ không bị vỡ tách rời và gia tốc dội lại khi bị va đập không được lớn hơn:

2.2.5.1. Gia tốc dội lại tức thời đối với mũ có chu vi vòng đầu:

  • < 500=”” mm:=””>g;
  • ≥ 500 mm: 300 g.

2.2.5.2. Gia tốc dư sau 3 miligiây đối với mũ có chu vi vòng đầu:

  • < 500=”” mm:=””>g;
  • ≥ 500 mm:200 g.

2.2.5.3. Gia tốc dư sau 6 miligiây đối với mũ có chu vi vòng đầu:

  • < 500=”” mm:=””>g;
  • ≥ 500 mm: 150 g.

CHÚ THÍCH: Các giá trị gia tốc tính bằng m/s2 được xác định trên cơ sở đơn vị gia tốc trọng trường g = 9,80665 m/s2.

  • Mũ che cả đầu và tai
  • Mũ che cả đầu, tai và hàm
  • Cấu tạo cơ bản mũ bảo hiểm

2.2.6. Mũ phải chịu được thử nghiệm độ bền đâm xuyên theo mục 6 của Phụ lục của Quy chuẩn này. Sau khi thử, đầu đâm xuyên không được chạm vào dạng đầu thử bên trong mũ.

2.2.7. Quai đeo phải chịu được thử nghiệm theo mục 7 của Phụ lục của Quy chuẩn này. Khi thử, độ dịch chuyển của gá móc quai đeo giữa hai lần đặt tải ban đầu và tải thử nghiệm không được vượt quá 25 mm.

Độ ổn định của mũ phải đạt các yêu cầu quy định trong mục 8 của Phụ lục của Quy chuẩn này.

2.2.8. Kết cấu của mũ bảo hiểm phải đảm bảo tầm nhìn của người đi mô tô, xe máy trong khi sử dụng, cụ thể:

2.2.8.1. Góc nhìn bên phải và bên trái của mũ khi tiến hành đo góc nhìn theo mục 9 của Phụ lục của Quy chuẩn này không được nhỏ hơn 105o.

2.2.8.2. Góc nhìn phía trên, α, không được nhỏ hơn 7o, góc nhìn phía dưới, β, không được nhỏ hơn 45o.

2.2.9. Kính chắn gió, nếu có, phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

2.2.9.1. Chịu được thử nghiệm theo điểm 10.1 của Phụ lục của Quy chuẩn này. Nếu kính bị vỡ, không được tạo thành các mảnh sắc nhọn có góc nhỏ hơn 60o.

2.2.9.2. Hệ số truyền sáng khi được thử nghiệm theo điểm 10.2 của Phụ lục của Quy chuẩn này không được nhỏ hơn 85%.

2.3. Ghi nhãn

2.3.1. Nội dung ghi nhãn mũ thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

2.3.2. Nhãn phải được ghi một cách rõ ràng, bền vững (không phai mờ) trên bề mặt trong hoặc ngoài mũ.

2.3.3. Nhãn của mũ sản xuất trong nước tối thiểu phải bao gồm các thông tin sau:

  • Tên sản phẩm: Phải có cụm từ “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”;
  • Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;
  • Cỡ mũ;
  • Tháng, năm sản xuất.

2.3.4. Nhãn phụ của mũ nhập khẩu tối thiểu phải bao gồm các thông tin sau:

  • Tên sản phẩm: Phải có cụm từ “ Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy “;
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối;
  • Xuất xứ hàng hóa;
  • Cỡ mũ;
  • Tháng, năm sản xuất.”

Tóm lại, mũ bảo hiểm không đạt chuẩn là mũ không đạt được các tiêu chí quy định ở Văn bản hợp nhất 18/VBHN-BKHCN năm 2015 hợp nhất Quyết định ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Đối với thắc mắc đội mũ bảo hiểm thời trang có bị xử phạt hành chính không ? DailyXe xin giải đáp thực tế chưa có quy định cụ thể nào về việc xử phạt hành chính đối với mũ bảo hiểm thời trang. Nhưng dù sao bạn cũng nên chú ý việc đổi mũ bảo hiểm rất quan trọng vì giúp bảo vệ an toàn cho chính bạn nên bạn cần chú ý chọn loại mũ bảo hiểm đạt tiêu chí chất lượng.

*** Góc chuyên gia giải đáp thắc mắc: Xe không chính chủ bị mất giấy tờ có làm lại được không ?

Hướng dẫn đội mũ bảo hiểm đúng cách

Bước 1: Trước hết, khi đi mua nón bảo hiểm, bạn cần chọn mua loại có kích cỡ vừa với đầu, không nên chọn nón quá rộng hoặc quá chật để đảm bảo khả năng bảo vệ của nón.

Chiếc nón bảo hiểm phù hợp là khi đội lên bạn sẽ cảm thấy phần lót vừa với đầu của mình ở mọi khía cạnh phần trước, sau, hai bên và trên đỉnh đầu. Đặc biệt, khi đội, bạn sẽ không bị đau nhức, khó chịu hoặc dễ dàng đẩy về phía sau.

Bước 2: Đội mũ lên đầu sao cho vành trước của nón song song với chân mày. Phần đầu nón nên cách chân mày khoảng 2 ngón tay là đạt chuẩn.

Bước 3: Điều chỉnh quai nón phù hợp với gương mặt. Bạn thực hiện cài quai nón sau cho phần mũ lót vừa khít dưới cằm. Hai bên quai ôm sát với thùy tai của bạn.

Lưu ý: Cần tránh để quai mũ bị xoắn. Như vậy vừa không đúng chuẩn, vừa gây đau khi cọ xát cho người đội nón.

Bước 4: Kiểm tra lại quai nón bằng cách đưa hai ngón tay vào giữa cằm và quai nón.

  • Nếu đưa hai ngón tay vào vừa là bạn đã đội mũ đúng cách.
  • Không nên cài quai quá chật hoặc quá lỏng để tránh gây khó chịu và tránh cho nón có thể bị văng ra ngoài.

Với các bước đơn giản trên, bạn đã biết cách đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn rất nhanh, gọn. Nón bảo hiểm được đội đúng chuẩn sẽ không làm người đội mũ khó chịu. Tầm nhìn và tai nghe của người đội mũ điều khiển phương tiện giao thông không bị cản trở.

Hy vọng với những chia sẻ mà DailyXe đem đến trong bài viết này đã thật sự hữu ích đến bạn !

Nguồn: DailyXe