- ›
- Kinh nghiệm lái xe
- ›
- Đánh giá ưu nhược điểm của từng loại hộp số phổ biến nhất hiện nay
Đánh giá ưu nhược điểm của từng loại hộp số phổ biến nhất hiện nay
Hộp số sàn
Hộp số sàn là loại hộp số ra đời sớm nhất, có cấu tạo đơn giản nhất, giá rẻ nhất và độ tin cậy cao. Xe số sàn cũng được nhận xét cho cảm giác lái chân thật hơn so với các loại hộp số khác, vì lúc này tài xế phải thuần thục nhiều thao tác, đây cũng là lý do mà các tài xế chạy dịch vụ ưa chuộng loại hộp số này hơn hộp số tự động.
Hộp số sàn 7 cấp.
Hộp số sàn sử dụng ly hợp ma sát dạng đĩa để ngắt hoặc kết nối chuyển động từ động cơ xuống hộp số. Loại ly hợp này được điều bởi người lái thông qua ly hợp (chân côn), bên trong hộp số là các trục sơ cấp (đầu vào từ động cơ), trục thứ cấp (đầu ra khỏi hộp số) và trục trung gian (đối với hộp số 3 trục). Trên các trục này là các bánh răng ăn khớp cố định với nhau tạo nên các tỷ số truyền tương ứng với từng cấp số của xe.
Cấu tạo và cơ cấu hoạt động hộp số sàn.
Khi muốn chuyển số, người lái cần đạp chân côn để ngắt kết nối từ động cơ xuống hộp số, kết hợp với nhiều thao tác trên cần số theo sơ đồ có sẵn, qua đó đưa các bánh răng gài số đến được vị trí bánh răng ứng với số truyền tương ứng.
Ưu-nhược điểm hộp số sàn
Ưu điểm
Nhược điểm
Hộp số tự động
Kể từ khi ra đời cho đến nay, hộp số tự động ngày càng khẳng định vai trò của mình trong ngành công nghiệp ô tô. Hiện nay, nhiều mẫu xe ô tô khi ra mắt ở Việt Nam đều có phiên bản số tự động. Đây cũng được xem là loại hộp số có cấu tạo phức tạp nhất.
Hộp số tự động trên các mẫu xe ngày nay.
Hệ thống sử dụng biến mô thủy lực đóng vai trò như ly hợp để ngắt và truyền chuyển động quay từ động cơ đến hộp số. Bên trong hộp số là hệ thống các bánh răng hành tinh phức tạp kết hợp với nhau để tạo nên các cấp số cho xe. Điều đặc biệt là toàn bộ quá trình lựa chọn tỷ số truyền thích hợp và sang số đều được tính toán và điều khiển tự động bởi máy tính dựa theo điều kiện vận hành của xe.
Ưu – nhược điểm hộp số tự động
Ưu điểm
Nhược điểm
Xem thêm: Khi nào sử dụng số L, 2, D3 trong hộp số tự động?
Hộp số tự động vô cấp CVT (Continuous Variable Transmission)
Hộp số vô cấp CVT sử dụng một trong hai dây ròng rọc (puly) thay vì sử dụng các bánh răng thép như trong hộp số tự động truyền thống. Hộp số này không hề có các cấp số. Nhờ vào việc thay đổi đường kính của ròng rọc, hộp số này có thể thay đổi tỷ số truyền một cách êm dịu. Việc thay đổi này được điều khiển chính xác bằng máy tính và tùy theo điều kiện vận hành thực tế, tải trọng, độ dốc…
Hộp số vô cấp CVT được trang bị phổ biến trên các mẫu xe cỡ nhỏ.
Hệ truyền động cho phép động cơ hoạt động với hiệu suất tối đa với khả năng tăng tốc liền mạch. Nó tốt cho việc tiết kiệm nhiên liệu và việc sửa chữa và bảo dưỡng không tốn kém. Tuy nhiên, động cơ tạo ra nhiều tiếng ồn khi tăng tốc và tải. Rất nhiều mẫu xe sử dụng hộp số này, và một số mẫu xe được yêu thích là Chevrolet Spark, Ford C-Max, Nissan Sentra,…
Ưu – nhược điểm hộp số vô cấp CVT
Ưu điểm
Nhược điểm
Có thể bạn quan tâm: Những dịch vụ chỉ ‘phí tiền’ nếu tài xế không xem xét cẩn thận
Hộp số ly hợp kép (DCT)
Mô phỏng hộp số ly hợp kép đang ở số 2.
Nó là sự kết hợp giữa hộp số tự động và hộp số sàn. Không có bộ biến mô trong DCT. Bạn sẽ sử dụng hai trục riêng biệt để thay đổi bánh răng, một cho số lẻ và một cho các bánh răng số chẵn. Cả hai trục đều có ly hợp riêng. Bạn có thể chuyển sang số cao hơn hoặc thấp hơn trong tích tắc và quá trình chuyển đổi từ số tự động sang số sàn cũng diễn ra liền mạch.
Kia Seltos bị báo lỗi quá nhiệt.
Một số mẫu xe ở Việt Nam đang có thêm phiên bản hộp số ly hợp kép DCT như Kia Seltos, Hyundai Kona…
Ưu – nhược điểm hộp số ly hợp kép
Ưu điểm
Nhược điểm
(Nguồn ảnh: Internet)