- ›
- Luật giao thông
- ›
- Bằng lái xe quốc tế có được lái xe ở Việt Nam: Lưu ý khi sử dụng năm 2020
Bằng lái xe quốc tế có được lái xe ở Việt Nam: Lưu ý khi sử dụng năm 2020
Bằng lái xe quốc tế có được lái xe ở Việt Nam ? Bằng lái xe quốc tế dụng được ở những nước nào ? Cần lưu ý gì khi sử dụng giấy phép lái xe quốc tế ? Thủ tục đổi bằng lái xe quốc tế qua mạng ? …
Và còn rất nhiều thắc mắc khác người liên quan tới vấn đề sử dụng bằng lái xe quốc tế mà tôi sẽ trình bày, giải đáp trong nội dung bài viết này. Đây đều là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người bởi vì nếu không nắm kỹ sẽ rất dễ khiến bạn bị phạt.
Chắc hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng không hề dễ dàng để có thể cập nhật tất cả các quy định liên quan tới bằng lái xe quốc tế bởi có thể đã có những thay đổi, bổ sung từ Luật mà bạn chưa kịp thời nắm ?
Nhưng hóa ra việc cập nhật những quy định mới nhất liên quan tới giấy phép lái xe quốc tế không khó như bạn nghĩ !
Những gì bạn cần làm chính là đọc thật kỹ những cập nhật thông tin liên quan tới bằng lái xe quốc tế mà tôi sẽ chia sẻ ngay sau đây.
Trong bài viết này, tôi sẽ đi giải đáp các vấn đề rất nhiều người quan tâm hiện nay về quy định phân loại, lợi ích, quốc gia cho phép sử dụng bằng lái xe quốc tế, khi nào bằng lái xe quốc tế có hiệu lực, cần lưu ý gì khi dùng bằng lái xe quốc tế…
Đặc biệt, ở phần cuối bài viết, tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước đề nghị cấp bằng lái xe quốc tế làm online ngay tại nhà cực kỳ đơn giản, vừa tiết kiệm thời gian và công sức.
Nghe thật thú vị đúng không ? Nếu bạn muốn biết nhiều hơn, tất cả những gì bạn phải làm là đọc tiếp phần bên dưới!
1. Bằng lái xe quốc tế là gì?
Bằng lái xe quốc tế là loại bằng lái được chuyển từ bằng lái gốc mà người sở hữu được quốc gia họ đang sinh sống cấp sau khi vượt qua kỳ thi sát hạch theo quy định của chính quốc gia này. Khi sở hữu bằng lái xe quốc tế, người lái được phép điều khiển các loại xe tương ứng trong lãnh thổ của một số quốc gia nhất định.
Kể từ ngày 20/8/2014, Việt Nam đã chính thức là thành viên của công ước Vienna năm 1968 về Giao thông Đường bộ. Công ước này quy định các quốc gia ký kết phải công nhận GPLX quốc tế và được lái xe hợp lệ trên lãnh thổ của mình, miễn là giấy phép đó vẫn còn hiệu lực và được cấp bởi quốc gia ký kết.
Khi đã hiểu rõ khái niệm bằng lái xe quốc tế là gì, nội dung tiếp theo, tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ cách phân loại GPLX quốc tế.
2. Phân loại bằng lái xe quốc tế ? Bằng lái xe quốc tế dụng được ở những nước nào ?
Về phân loại bằng lái xe quốc tế, thì loại giấy phép lái xe này có 2 loại:
- Loại do Sở GTVT ở các tỉnh hoặc thành phố tại Việt Nam cấp – International Driving Permit được gọi tắt là IDP. Loại này có hiệu lực tại 86 quốc gia tham gia công ước quốc tế Vienna năm 1968 (*)
- Loại do các Hiệp hội ô tô quốc tế cấp do Mỹ cấp – International Automobile Association được viết tắt là IAA. Loại này có giá trị tại 196 quốc gia và có thời hạn lên đến 10-20 năm.
Khi đã hiểu rõ bằng lái xe quốc tế dụng được ở những nước nào, tôi sẽ tiếp tục chia sẻ tới bạn vai trò của bằng lái xe quốc tế:
- Đối với với công dân Việt Nam: Cho phép người Việt Nam điều khiển các loại xe tương ứng trong lãnh thổ của một số quốc gia nhất định khi đi du lịch, công tác ở nước ngoài, công dân Việt Nam đi xuất khẩu lao động.
- Đối với người nước ngoài: Cho phép người nước ngoài điều khiển các loại xe tương ứng khi du học, du lịch, công tác ở Việt Nam.
Ví dụ: Bạn là công dân Việt Nam, thời gian tới bạn dự định du lịch tại Thái Lan, bạn có nhu cầu lái xe tại Thái Lan thì trước khi sang Thái, bạn bắt buộc phải chuyển từ bằng lái xe B2 sang bằng lái quốc tế tương ứng.
3. Bằng lái xe quốc tế có hiệu lực ở Việt Nam hay không?
Đối với thắc mắc Bằng lái xe quốc tế có được lái xe ở Việt Nam ? Bằng lái xe quốc tế có hiệu lực ở Việt Nam hay không ? Theo Khoản 10, điều 33 – Người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có nhu cầu lái xe ở Việt Nam thực hiện như sau:
- Nếu có giấy phép lái xe quốc gia phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;
- Trường hợp điều ước quốc tế về giấy phép lái xe mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Ví dụ:
Công dân Đức sang Việt Nam du lịch và muốn lái xe tại Việt Nam, trường hợp người đó đã có bằng lái xe Đức và đã thực hiển chuyển đổi sang bằng lái xe tương ứng của Việt Nam thì được lái xe đúng luật.
Tuy nhiên, trường hợp người đó chỉ có bằng lái quốc tế thì áp dụng theo điểm b ở trên, tức là:
Căn cứ vào Công ước Viên quy định để lái xe hợp lệ trên một nước khác, giấy phép lái xe quốc tế phải được xuất trình cùng với giấy phép lái xe nội địa tương ứng.
Thông tư này viết, người có bằng lái quốc tế khi lái xe trên lãnh thổ Việt Nam phải mang theo bằng lái quốc tế và bằng lái xe quốc gia đó.
Tóm lại: Người nước ngoài nếu muốn lái xe tại Việt Nam cần đáp ứng 1 trong 2 điều kiện sau đây:
- Bắt Buộc phải có Bằng lái xe quốc tế + Bằng lái xe của quốc gia đó.
- Phải làm thủ tục đổi sang GPLX tương ứng của Việt Nam.
4. Lưu ý khi sử dụng bằng lái xe quốc tế tại Việt Nam và các nước khác
Dưới đây là các lưu ý khi sử dụng bằng lái xe quốc tế, để giúp bạn tránh vi phạm lỗi Lái xe ô tô không có bằng lái, việc áp dụng giá trị hiệu lực của bằng lái quốc tế đối với người tham gia giao thông nhìn chung được chia thành 2 trường hợp cụ thể như sau:
- Công dân Việt Nam, đang có bằng lái xe quốc tế và bằng lái xe nội địa: Cả 2 loại bằng lái quốc tế IDP và IAA đều KHÔNG có hiệu lực nếu không đi kèm bằng nội địa Việt Nam.
- Bằng lái xe Quốc tế có hiệu lực khi có cả bằng lái Quốc tế và bằng lái nội địa. Tuy nhiên, nếu là công dân Việt Nam và lái xe tại Việt Nam thì chỉ cần bằng nội địa là được.
Ví dụ: Bạn là công dân Việt Nam, hiện bạn đang sở hữu GPLX Việt Nam và GPLX quốc tế IAA. Khi tham gia giao thông, cảnh sát giao thông yêu cầu bạn xuất trình GPLX, tuy nhiên, nếu bạn chỉ mang theo bằng lái quốc tế IAA và không thể xuất trình bằng lái (gốc) Việt Nam. Trường hợp này, bằng lái xe IAA không có hiệu lực, đồng nghĩa với việc bạn đã vi phạm luật giao thông đường bộ.
Đối với chủ sở hữu giấy phép lái xe quốc tế là người nước ngoài (chưa có quốc tịch Việt Nam): Cả 2 loại bằng lái quốc tế IDP và IAA đều CÓ hiệu lực KHI VÀ CHỈ KHI sử dụng kèm với bằng lái GỐC tương ứng do quốc gia của họ cấp.
Ví dụ: Công dân nước ngoài sang Việt Nam du lịch hoặc làm việc, và tham gia giao thông tại Việt Nam. Khi cảnh sát giao thông yêu cầu kiểm tra giấy phép lái xe, người này chỉ xuất trình bằng lái xe quốc tế và không có bằng lái xe gốc do đất nước họ cấp. Trường hợp này, bằng lái xe quốc tế sẽ VÔ HIỆU LỰC, đồng nghĩa với việc người này đã vi phạm giao thông tại Việt Nam.
5. Hướng dẫn thủ tục đề nghị cấp bằng lái xe ô tô quốc tế làm online
Tổng cục Đường bộ đã triển khai cấp Giấy phép Lái xe Quốc tế cho công dân Việt Nam thông qua internet với cấp độ 4 – cấp độ cao nhất mà người dân có thể đăng kí và nhận giấy phép tại nhà.
1. Điều kiện công dân Việt Nam được cấp GPLX quốc tế:
- Đối tượng được cấp Giấy phép lái xe quốc tế: Người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam, có
các loại bằng lái ô tô – giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET. còn giá trị sử dụng.
- Trường hợp Giấy phép lái xe quốc gia bị tẩy xóa, hư hỏng không còn đủ các thông tin cần thiết hoặc có sự khác biệt về nhận dạng; Giấy phép lái xe quốc gia không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định thì sẽ không được cấp Giấy phép lái xe quốc tế.
- Ảnh chụp mặt trước GPLX, Ảnh chụp hộ chiếu (trang có ảnh và nơi sinh); ảnh chân dung có nền xanh hoặc trắng.
- Có tài khoản ngân hàng để thanh toán trực tuyến.
2. Quy trình thực hiện cấp GPLX quốc tế
Bước 1:
Truy cập vào trang web Cổng dịch vụ công quốc gia: https://www.dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html
Bước 2: Nhìn góc phải trên cùng màn hình, có nút Đăng ký và Đăng nhập. Nếu bạn đã có tài khoản thì hãy đăng nhập vào, còn chưa có thì hãy nhấn Đăng ký để tạo tài khoản. Khi đăng nhập thành công, bạn chuyển xuống bước 3.
Bước 3: Chọn Phương tiện và người lái tại mục CÔNG DÂN
Bước 4: Chọn Giấy phép lái xe
Bước 5: Chọn mục Cấp giấy phép lái xe quốc tế
Bước 6: Tại mục Chọn cơ quan thực hiện bên phải màn hình, hãy chọn Tỉnh/ Thành phố hoặc Bộ ngành tương ứng. Sau đó nhấn Đồng ý
Bước 7: Chọn Nộp trực tuyến
Bước 8: Bạn hãy đăng nhập tài khoản để tiếp tục, còn nếu chưa có thì hãy đăng ký tài khoản. Sau đó, thực hiện tiếp các bước tiếp theo yêu cầu là đã hoàn tất thủ tục đổi GPLX online.
Như bạn thấy đấy, phải thừa nhận sự tiện lợi của giấy phép lái xe quốc tế nên loại bằng này được rất nhiều người sử dụng hiện nay. Nhưng, điều cực kỳ quan trọng đó là khi tham gia giao thông và sử dụng bằng lái xe quốc tế tại Việt Nam cũng như tại các quốc gia khác trong Công ước, thì bằng lái xe quốc tế chỉ có hiệu lực khi đi kèm với bằng lái xe gốc do nước sở tại cấp và còn thời hạn sử dụng như quy định.
Hy vọng với những chia sẻ mà DailyXe đem đến trong bài viết này sẽ thật sự hữu ích cho bạn !