- ›
- Kinh nghiệm lái xe
- ›
- 4 vị trí trong ô tô không nên trang trí
4 vị trí trong ô tô không nên trang trí
Mỗi chủ sở hữu xe đều tìm kiếm những cách trang trí độc đáo và sáng tạo để làm cho xe trông thẩm mỹ và sang trọng. Tuy nhiên, rất ít người nhận thức được thực tế là có một số quy tắc và quy định nghiêm cấm chủ xe trang trí các vật dụng có khả năng gây mất an toàn giao thông.
Tại một số quốc gia, để đảm bảo an toàn cho người dân, lực lượng chức năng kiên quyết nghiêm cấm việc sử dụng một số đồ vật và thiết bị dùng để trang trí trên xe.
1. Vô lăng
Vô lăng là nơi không nên được trang trí, nếu dán không cẩn thận có thể ảnh hưởng đến hoạt động của túi khí khi có tai nạn xảy ra. Tuyệt đối không được treo những lá bùa hay các vật dụng tại vị trí này vì có thể gây vướng cho tài xế khi vào cua hay rẽ gấp.
Các phụ kiện trên vô-lăng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
Ngoài ra, cũng không nên trang trí những dây phong thủy trước mặt tài xế vì có thể cản trở tầm nhìn. Dù được xem là khá đẹp và có thể mang đến tài lộc, may mắn cho chủ nhân nhưng trong trường hợp này “lợi bất cập hại”.
2. Trên bảng điều khiển
Đặt thần, đồ chơi, các thiết bị điện từ hay các vật khác trên bảng điều khiển để trở thành xu hướng trong nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, theo các chuyên gia có kinh nghiệm lái xe ô tô cho biết, các vật này có thể gây tai nạn trên đường nếu không được giữ chắc chắn. Trong trường hợp phanh gấp hoặc xảy ra tai nạn có thể sẽ văng ra, đập trúng vào người ngồi trên xe, dẫn đến nguy cơ bị thương hoặc thậm chí còn tệ hơn.
Không nên để các vật dụng dễ vỡ, có kính thước lớn hoặc đồ chơi trên bảng táp-lô.
Hơn nữa, những vật này cũng tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn do làm hẹp tầm quan sát và cũng ảnh hưởng hoạt động của túi khí trước được giấu dưới bảng táp lô của xe. Do đó, tài xế cũng không nên trang trí các vật dụng, nếu không thì phải cố định chúng chắc chắn.
Có thể bạn quan tâm: 9 sai lầm hàng đầu các chủ xe thường mắc phải
3. Khu vực gần kính xe
Kính xe có tác dụng bảo vệ người lái khỏi các mảnh vỡ, bụi bặm và giúp tài xế di chuyển an toàn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Hơn nữa, kính xe cũng cung cấp tầm nhìn rõ ràng và chính xác, tất cả các kính xe hơi đều công dụng và chức năng khác nhau. Vì vậy, tài xế không nên trang trí chúng bằng sơn hoặc các vật cứng.
Không dán áp phích hoặc sơn phía sau đuôi xe.
Kính trước thường được gọi là kính chắn gió, kính lái. Tài xế không nên trang trí các vật dụng trên kính hoặc gần kính, đặc biệt là các đồ dễ vỡ như lọ hoa, cốc thủy tinh… Những vật dụng này không chỉ làm tăng nguy cơ chấn thương khi có va chạm xảy ra. Hơn nữa, chúng còn cản trở tầm nhìn của tài xế.
Kính chắn gió phía sau xe thường được các chủ xe trang trí bằng cờ, đồ chơi mềm hoặc các tấm áp phích. Lý do là tài xế không thể quan sát được tai nạn hoặc các tình huống nguy hiểm phía qua gương chiếu hậu.
Xem thêm: Chức năng số N trên xe số tự động
4. Biển số xe
Nhiều phương tiện dán decal vào biển số xe, tuy nhiên nếu trang trí không đúng cách hoặc che khuất tầm biển số tài xế có thể bị phạt nặng. Vừa qua, Bộ Thông tin và truyền thông phản ánh tình trạng nhiều phương tiện giao thông vận tải đường bộ của cá nhân và tổ chức có dán hình ảnh bản đồ Việt Nam trên kính, thân xe và khung biển số xe.
Dán biển không có Trường Sa, Hoàng Sa, tài xế có thể bị phạt đến 40 triệu đồng.
Tuy nhiên, nếu các phương tiện này dán bản đồ không thể hiện 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 18/2020/NĐ-CP (mới có hiệu lực từ 01/4/2020).
Cụ thể, phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng đối với hành vi lưu hành sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ (khoản 2 Điều 11).
Đồng thời, tài xế sẽ bị bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Buộc cải chính thông tin, sửa chữa dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ. Buộc thu hồi dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm (nếu có).
(Nguồn ảnh: Internet)