- ›
- Luật giao thông
- ›
- 11 thắc mắc về bằng lái xe ô tô: Phân loại, thời hạn và xử phạt 2020
11 thắc mắc về bằng lái xe ô tô: Phân loại, thời hạn và xử phạt 2020
Bằng lái xe ô tô có mấy loại ? Bằng lái xe ô tô có thời hạn không ? Hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe quá hạn ? Có bắt buộc gộp chung bằng lái ô tô và xe máy làm một ?….
Vâng, và còn rất nhiều thắc mắc khác mà tôi sẽ trình bày, giải đáp trong nội dung bài viết này. Đây đều là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người liên quan tới vấn đề thi, sử dụng, mức phạt, gia hạn, cấp lại giấy phép lái xe ô tô.
Chắc hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng không hề dễ dàng để có thể cập nhật tất cả các quy định liên quan tới bằng lái xe ô tô bởi có thể đã có những thay đổi, bổ sung từ Luật mà bạn chưa kịp thời nắm ?
Nhưng hóa ra việc cập nhật những quy định mới nhất liên quan tới bằng lái xe ô tô không khó như bạn nghĩ !
Những gì bạn cần làm chính là đọc thật kỹ những cập nhật thông tin liên quan tới bằng lái xe ô tô mà tôi sẽ chia sẻ ngay sau đây.
Trong bài viết này, tôi sẽ đi giải đáp 11 thắc mắc rất nhiều người quan tâm hiện nay về quy định phân loại, học và thi, mức xử phạt, gia hạn, cấp lại bằng lái xe ô tô mới nhất năm 2020.
Nếu bạn muốn biết nhiều hơn, tất cả những gì bạn phải làm là đọc tiếp phần bên dưới!
1. Bằng lái xe ô tô có mấy loại ?
DailyXe sẽ giải đáp thắc mắc Các loại bằng lái ô tô ? Bằng lái xe ô tô có mấy loại ? Bằng lái xe ô tô là bằng gì ? Bằng lái xe ô tô là hạng gì ? Bằng lái xe ô tô con là bằng gì ? Bằng lái xe ô tô 4 chỗ là bằng gì ? như sau:
Có 6 loại bằng lái xe ô tô sau đây:
- Bằng lái xe ô tô hạng B1 có 2 loại:
- Loại B1 dành cho xe số tự động (không hành nghề lái xe)
- Loại B1 dành cho cả số sàn + số tự động (không hành nghề lái xe)
- Bằng lái xe ô tô hạng B2.
- Bằng lái xe hạng C.
- Bằng lái xe hạng D.
- Bằng lái xe hạng E.
- Bằng lái xe hạng F có 4 loại:
- Bằng lái xe hạng FB2.
- Bằng lái xe hạng FC
- Bằng lái xe hạng FD.
- Bằng lái xe hạng FE
2. Bằng lái xe ô tô có thời hạn không ?
DailyXe sẽ giải đáp thắc mắc Bằng lái xe ô tô có thời hạn không ? và thắc mắc Bằng lái xe ô tô có thời hạn bao lâu ? như sau:
Căn cứ vào Điều 17 (thuộc Phần III, Sát hạch, cấp giấy phép lái xe, Chương I Hệ thống giấy phép lái xe) có quy định về Thời hạn của giấy phép lái xe, như sau:
- Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
- Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
- Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
3. Lái xe ô tô 7 chỗ cần bằng gì ?
Với thắc mắc Lái xe ô tô 7 chỗ cần bằng gì ? Tôi xin giải đáp như sau: Chỉ cần có bằng lái xe ô tô B1 (bao gồm cả bằng B1 số tự động) trở lên là được phép lái xe ô tô 7 chỗ.
4. Sử dụng Giấy phép lái xe ô tô giả phạt bao nhiêu ?
Căn cứ Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc Sử dụng Giấy phép lái xe ô tô giả phạt bao nhiêu:
“7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.”
Tóm lại: Sử dụng Giấy phép lái xe ô tô giả sẽ bị phạt 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
5. Bằng lái xe ô tô quá hạn 1 năm có phải sát hạch lại?
Để giải đáp thắc mắc Bằng lái xe ô tô quá hạn 1 năm có phải sát hạch lại ? Căn cứ vào Khoản 1 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 36. Cấp lại giấy phép lái xe
1. Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng
a) Từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;
b) Từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này”
Tóm lại: GPLX quá hạn 1 năm Bắt Buộc dự thi sát hạch lại cả Lý Thuyết + Thực Hành.
6. Hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe quá hạn trên 1 năm ?
Căn cứ khoản 3 Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định:
“Điều 19: Hồ sơ dự sát hạch lái xe
3. Đối với người dự sát hạch lại do giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng theo quy định
Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 9 của Thông tư này;
- Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao giấy phép lái xe hết hạn.”
Tóm lại, hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe quá hạn trên 1 năm gồm:
- Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế cấp;
- Đơn đề nghị cấp lại GPLX theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 Thông tư 22/2017/TT-BGTVT;
- Bản sao giấy phép lái xe hết hạn.
Nơi nộp hồ sơ: Sở giao thông vận tải hoặc Tổng cục đường bộ Việt Nam.
7. Bằng lái xe ô tô hết hạn đổi ở đâu ?
Với câu hỏi Bằng lái xe ô tô hết hạn đổi ở đâu, thì trước hết bạn cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ vừa được trình bày ở câu hỏi số 6 và nộp tại Sở giao thông vận tải hoặc Tổng cục đường bộ Việt Nam.
8. Muốn đổi bằng lái xe sắp hết hạn thì cần làm thủ tục gì và đến đâu?
Với thắc mắc đổi bằng lái xe có phải thi lại không mà tôi vừa giải đáp lần trước thì lần này tôi sẽ chia sẻ tới bạn thủ tục đổi GPLX sắp hết hạn.
Căn cứ vào Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau:
- Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3;
- Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn.
3. Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu”.
Tóm lại: Khi bằng lái xe gần hết hạn, người lái lập 1 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau:
- Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3;
- Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn.
– Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
9. Có được gộp chung bằng lái ô tô và xe máy làm một không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT sẽ giúp bạn hiểu rõ việc gộp chung bằng lái ô tô và xe máy.
“Điều 33. Sử dụng và quản lý giấy phép lái xe
1. Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. cấp cho mỗi người bảo đảm duy nhất có 01 số quản lý, dùng chung cho cả giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.
2. Cá nhân nếu có nhu cầu tích hợp giấy phép lái xe, thì đăng ký vào đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc làm thủ tục đổi giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 38 của Thông tư này.
3. Người đã có giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn, nếu có nhu cầu tách giấy phép lái xe thì làm thủ tục tách giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 38 của Thông tư này.”
Tóm lại, được phép gộp chung bằng lái ô tô và xe máy làm một khi bạn sở hữu bằng lái xe ô tô và bằng lái xe máy.
10. Có bắt buộc phải tích hợp giấy phép lái xe máy và ô tô hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT vừa nêu ở câu 15, thì việc tích hợp bằng lái xe là không bắt buộc. Nếu cá nhân có nhu cầu cầu tích hợp giấy phép lái xe, thì đăng ký vào đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe hoặc làm thủ tục đổi giấy phép lái xe.
11. Làm thế nào tích hợp giấy phép lái xe máy và giấy phép lái ô tô làm một ?
Cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT.
- Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Ngoài ra, khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.
Nơi nộp hồ sơ: Gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
Như bạn thấy đấy, mỗi thay đổi liên quan tới Giấy phép lái xe ô tô năm 2020 dù là nhỏ nhất cũng được tôi cập nhật trong nội dung bài viết này. Hy vọng bạn sẽ nắm rõ để tránh bị phạt oan ức.